Bầu 20 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Tuần thứ 20 là cột mốc quan trọng đánh dấu sản phụ đã đi được một nửa quãng đường trong giai đoạn mang thai hoặc có thể được hiểu là 18 tuần sau khi bà bầu đã thụ thai, trong giai đoạn này sản phụ có thể cảm nhận được những cử động nhỏ của bé. Thai nhi thường xuyên ngủ và thức dậy, ngoài ra trong tuần thứ 20 thai nhi bắt đầu có những phản ứng nhất định như thức dậy khi bị đánh thức bởi chuyển động của sản phụ. Nhiều chị em thường thắc mắc trong giai đoạn bầu 20 tuần em bé nặng bao nhiêu? Nếu bạn cũng là một trong số đó hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bầu 20 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Bầu 20 tuần em bé nặng bao nhiêu
Bầu 20 tuần em bé nặng bao nhiêu

Trong giai đoạn phát triển của bé ở tuần thứ 20, bé đã phát triển và lớn rất nhiều so với một vài tuần trước, cân nặng của bé rơi vào khoảng 320 – 340 gram, chiều dài tính từ đầu đến chân khoảng 22 – 27cm tương đương một quả chuối. Trong thời điểm này bé đã bắt đầu hình thành 4 lớp da và một trong những lớp da đó có chứa những đường kẻ – việc này tạo ra những hoa văn riêng lẻ cho dấu vân tay, lòng bàn tay và bàn chân. Đồng thời trong giai đoạn này tóc của bé được mọc nhiều hơn.

Cùng thời điểm, một bộ phận não của bé được gọi là tiểu não cũng đang không ngừng phát triển. Tiểu não có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thần kinh vận động và nó còn ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của cơ thể (sự tập trung, ngôn ngữ) và cảm xúc (nó kiểm soát các cảm xúc sợ hãi và vui sướng).

Khi quan siêu âm bé ở tuần thứ 20, bạn có thể quan sát được hai hàng lông mày cùng các sợi lông mi của bé. Tóc bé cũng đang ngày phát triển dài hơn. Bên cạnh đó bộ phận sinh dục của bé trong giai đoạn này cũng có thể quan sát rõ, các giác quan cũng đã phát triển tế bào thần kinh được hình thành và phân loại 5 giác quan, thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác.

Trong tuần thứ 20, thai nhi được bao bọc bởi một lớp chất nhầy màu trắng có tên gọi là vernix caseosa hay còn gọi là chất gây. Chất này có công dụng bảo vệ làn da yếu ớt của bé khỏi các phản ứng kích thích khi ở trong nước ối. Ngoài ra, chất gây còn làm cho bé dễ dàng di chuyển qua cổ tử cung và âm đạo hơn khi gia đình sinh thường. Trong tuần này thai nhi cũng đã bắt đầu biết thải phân su, một chất dính có màu xanh đậm hoặc đen. Một số ít em bé bị phân su khi còn ở trong tử cung hay khi đang ở trong giai đoạn chuyển dạ.

Mẹ có gì khác khi bước sang giai đoạn tuần thứ 20

Đặc điểm của mẹ khi bầu được 20 tuần
Đặc điểm của mẹ khi bầu được 20 tuần

Trong giai đoạn mang thai tuần thứ 20. Ngoài quan tâm bầu 20 tuần em bé nặng bao nhiêu, sức khoẻ và sự thay đổi của người mẹ cũng là yếu tố mà gia đình cần quan tâm.

Ở tuần thứ 20, chị em đã xuất hiện tình trạng sữa non hay còn gọi là sữa chảy rỉ ra, đầu núm vú có những chất dịch màu trắng. Trong giai đoạn này, hiện tượng rỉ sữa là hoàn toàn bình thường, hằng ngày các mẹ khi đi tắm nên vệ sinh sạch sẽ nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh vì lúc này đầu vú khá nhạy cảm.

Ở tuần thứ 20, các tình trạng như ốm nghén hầu như không còn, trọng lượng của mẹ chưa có sự thay đổi lớn, mẹ bầu ở giai đoạn này cơ thể vẫn rất nhanh nhẹ, thoải mái. Đây có thể xem là khoảng thời gian khá dễ chịu trong thai kỳ mà mẹ bầu nên tận hưởng.

Chị em trong giai đoạn này cũng nên nhớ chăm sóc chính bản thân mình, nếu trong cơ thể cảm thấy đau nhức hãy xoa bóp và luyện tập nhẹ nhàng. Còn gặp tình trạng đau kéo dài, đau dai dẳng các mẹ nên đi gặp bác sĩ sớm nhất để phát hiện bệnh sớm và điều trị.

Trong giai đoạn này, thai nhi phần nào đã nghe được giọng nói từ mẹ. Bác sĩ khuyên mẹ nên thường xuyên trò chuyện trong giai đoạn này để bé luôn cảm thấy an toàn vì có tiếng mẹ ở bên và cũng để bé dần làm quen với âm thanh của mẹ. Những tiếng nhạc du dương, nhẹ nhàng được khuyến khích vì khiến thai nhi được thoải mái, nào bộ được phát triển tối ưu hơn.

Giai đoạn tuần thứ 20 thai nhi không ngừng phát triển làm tăng áp lực lên cơ thể người mẹ, nhiều chị em có thể bị giãn tĩnh mạch làm chân bị tê phù, kê cao chân khi ngủ, khi ngồi và thường xuyên tập thể dục sẽ khiến tình trạng được cải thiện đáng kể.

Trong giai đoạn này, khẩu phần ăn của mẹ nên hạn chế muối, bởi ăn muối nhiều sẽ khiến cơ thể dễ tích nước và làm cơ thể thêm nặng từ đó làm mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn. Bổ sung sắt để tránh hiện tượng thiếu máu trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng đừng quên ăn nhiều trái cây và rau quả để cung cấp các vitamin và chất khoảng một cách đầy đủ nhất khi mang thai.

Các triệu chứng như đầy bụng khó tiêu sẽ thỉnh thoảng xuất hiện trong giai đoạn này. Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no hay ăn quá nhiều trong một lần ăn, đồng thời cũng cần tránh luôn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và đường.

Mẹ bầu nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể từ 1-2 lít nước mỗi ngày.

Xem thêm

– Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần kiêng gì?

Tóm lại, với câu hỏi bầu 20 tuần em bé nặng bao nhiêu? Câu trả lời là từ 320 gram – 340 gram. Giai đoạn tuần thứ 20 là giai đoạn mà cơ thể của mẹ và bé có nhiều bước chuyển quan trọng, gia đình nên thận trọng chăm sóc mẹ bầu, tạo điều kiện dinh dưỡng và môi trường tốt nhất cho mẹ bầu để mẹ và bé cùng khỏe.